Cây bạch đàn được trồng tương đối nhiều ở nước ta, tập chung chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An.. Bạch đàn có rất nhiều công dụng đối với con người như trong lĩnh vực y học, xây dựng, công nghiệp.
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên ở nước ta bạch đàn cũng được trồng rất nhiều ở một số tỉnh Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ…

Tìm hiểu về cây bạch đàn.
Theo Wikipedia thì: Bạch đàn hay còn gọi Khuynh diệp là chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc. Có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ… và cả Việt Nam.
Tác dụng của bạch đàn trong y học
Công dụng đầu tiên của bạch đàn đó là trong lĩnh vực y học
Lá và vỏ cây bạch đàn là một vị thuốc đông y có giá trị cao với sức khỏe con người. Lá cây có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán mồ hôi, thông hơi, giải độc, trừ thấp…. Các tài liệu y học cổ truyền và một số nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng lá và vỏ bạch đàn có khả năng phòng trị hiệu quả nhiều chứng bệnh như:

– Bạch đàn giúp Điều trị các bệnh về hô hấp: Lá và tinh dầu triết xuất từ khuynh diệp đã được sử dụng qua nhiều thế hệ để điều trị các bệnh về hô hấp. Đặc biệt, nó có tác dụng làm giảm chất nhầy, đờm đặc ở cổ do viêm đường hô hấp. Với chứng bệnh cảm lạnh hay các triệu chứng cúm thông thường thì chiết xuất từ lá bạch đàn cũng có khả năng làm ấm, điều trị hiệu quả.
– Giảm lo lắng và stress: Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tình cảm và hiệu quả công việc. Do đó, ngay khi căng thẳng, bạn nên uống một tách trà khuynh diệp để giảm lo lắng và stress và cải thiện tình trạng cơ thể.
– Cải thiện hệ thống miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang có dấu hiệu hoặc nguy cơ yếu đi bởi hậu quả của các chấn thương, bệnh tật thì trà bạch đàn có đóng vai trò như một chất kích thích tự nhiên để cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách dùng lá bạch đàn để làm trà cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần hãm như chè khô bình thường rồi uống để giúp cơ thể khỏi sự tấn công từ vi khuẩn như E. coli hay các loại nấm men gây nhiễm trùng.
– Bạch đàn Tốt cho làn da: Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp khuynh diệp và chiết xuất của nó trở thành một chất lý tưởng để bảo vệ da. Đặc biệt, nhờ có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và sự hiện diện của hợp chất cineole, tinh dầu khuynh diệp rất có ích trong việc điều trị những căn bệnh nhiễm trùng trên da.
– Bạch đàn giúp Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến lá bạch đàn làm thành trà có thể xem là một biện pháp ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ cần uống 1 – 2 tách trà bạch đàn mỗi ngày, bạn có thể phòng ngừa và dần đẩy lùi căn bệnh này.
– Giảm đau nhức: Tinh dầu khuynh diệp chiết xuất từ bạch đàn có khả năng làm mát. Khi xoa tinh dầu lên da, bạn sẽ có cảm giác dịu mát, bớt đau nhức. Các thành phần trong tinh dầu còn có khả năng làm thư giãn các cơ và hệ thần kinh. Chúng kích thích và làm tăng tốc độ lưu thông máu tới những vùng da đang bị tổn thương. Qua đó, làm giảm viêm nhiễm và làm lành vết thương rất tốt.
Tác dụng của bạch đàn trong ngày xây dựng
Bạch đàn là cây dạng thân gỗ có đặc tính rất cứng dẻo, thân cây lại thẳng, nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng

Cừ bạch đàn: giúp làm các cây chống giàn giáo cho các công tình xây dựng, làm cọc cho các móng nhà, bờ kè, đập thuỷ lợi.
Gỗ bạch đàn: Ở Việt Nam, do gỗ bạch đàn thường đốn chặt khoảng 5-7 năm để làm cây chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào gọi là ván okal (panneau de copaux) nên cho rằng bạch đàn là lọai gỗ mềm và kém chất lượng khi làm đồ mộc gia dụng, trong khi ở nước Úc, các rừng bạch đàn có tuổi trên 70-80 năm, cây cao đến 50-60 mét, đường kính trung bình đến cả mét và gỗ được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến đồ mộc gia dụng, xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng.
Các tác dụng khác của bạch đàn
Ngoài ra bạch đàn cũng là một nguyên liệu chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất giấy
Trên đây là một số tác dụng của cây bạch đàn dối với đời sống con người, qua đây chúng ta có thể thấy bạch đàn là một loài cây có rất nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết.