Xem Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre, Tính toán móng cọc tre

Xem Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre, Tính toán móng cọc tre
5/5 - (4 bình chọn)

Biện pháp thi công đóng cọc tre là một trong những biện pháp thi công móng được sử dụng chủ yếu ở miền bắc nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn quy trình, lưu ý cần thiết và bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre và Tính toán móng cọc tre cho phù hợp và hiệu quả bền vững.

Biện pháp thi công đóng cọc tre

Việc sử dụng cọc tre là giải pháp công nghệ mang tính chất truyền thống để gia cố nền móng cho những công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Trong miền Nam phương pháp thi công này thường dùng cọc cừ tràm hoặc cọc tràm bởi nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Cọc tràm hay cọc tre có chiều dài từ khoảng 1,5 đến 6m. Chúng được đóng để giúp gia cường nền đất với mục đích làm giảm độ lún và tăng khả năng chịu tải.

 Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre cho móng nhà
Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre

Thi công đóng cọc tre

Vậy nên việc đóng cọc tre hay cọc tràm là để nâng cao độ chặt của đất và làm giảm độ rỗng dẫn đến nâng cao sức và chịu tải của đất nền. Bạn phải đóng cọc tre trong đất ngập nước để cho tre không bị mục nát, bởi nếu như đóng trong đất khô mà không có nước thì sau đó tre sẽ rất dễ bị mục nát gây phản tác dụng và làm cho nền đất càng yếu đi.

Ngoài ra, không được đóng cọc tre trong đất cát bởi vì đất cát không giữ được nước, thường thì chỉ nên đóng cọc tre, cọc tràm trong nền đất sét có nước. Thông thường người ta hay đóng từ 16 đến 25 cọc/m2 để dễ phân chia (khoảng cách của các cọc từ 20 đến 25 cm), nếu đóng dày hơn nữa thì sẽ khó thi công công trình.

biện pháp thi công đóng cọc tre thủ công, Tiêu chuẩn ép cọc tính toán móng cọc tre
Biện pháp thi công đóng cọc tre thủ công

Tiêu chuẩn đóng Cọc tre trong gia cố nền đất

Tre dùng trong biện pháp thi công này phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng, tươi, đường kính tối thiểu cần đạt phải trên 6cm (thường từ 80-100mm). Tuyệt đối tre không được cong vênh quá 1cm/ 1md cọc. Nên dùng tre đặc (tre đực) là tốt nhất . Độ dày ống tre làm cọc không nên nhỏ quá 10mm. Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm là tốt nhất vì khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.

Đầu trên của cọc được cắt vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, còn đầu dưới thì được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm để làm mũi cọc thi công. Chiều dài mỗi cọc tre, cọc tràm nên từ 2 – 3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm để đúng với công trình thực tế.

Bạn có muốn xem không: báo giá đóng cọc cừ tràm

Bản vẽ thi công biện pháp đóng cọc tre

Tùy địa hình cũng như dạng đất mà kiến trúc sư lên ý tưởng thiết kế bản vẽ thi công biện pháp đóng cọc tre, cọc tràm.

Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre bằng thủ công, tính toán móng cọc tre
Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre bằng thủ công

Bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre bằng thủ công

Để hoàn thành bản vẽ thi công cọc tre gia cố nền đất các kiến trúc sư cần tuân thủ các bước sau:
– Thực địa công trình: quan sát, ghi chép số liệu về chiều dài, rộng.
– Nghiên cứu kỹ về địa hình, loại đất.
– Lên ý tưởng phác họa bản vẽ.
– Thực nghiệm công trình, nếu chưa phù hợp với thực tế thì điều chỉnh bản vẽ.
– Ghi chú những lưu ý khi thi công bản vẽ đóng cọc tre.

Trong các bước thực hiện của bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre, bước nào cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là thực địa công trình. Để có một bản vẽ chính xác với thực tế thì các kiến trúc sư bắt buộc phải có sự quan sát địa hình thực tế. Chiều dài, chiều rộng của mảnh đất sử dụng thi công đóng cọc tre để tính toán số lượng cọc được dùng cho hợp lý. Cũng như tùy từng loại đất để có cách xử lý, kế hoạch cho phù hợp.

Cọc tre sau khi được đóng, tính toán móng cọc tre
Cọc tre sau khi được đóng

Đối với từng loại đất, kiến trúc sư sẽ có những điều chỉnh nhất định để bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre pháp huy hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, đất sét có độ ẩm nước thì việc lựa chọn cọc tre tương đối dễ dàng. Tre trên 2 năm tuổi là đáp ứng được nhu cầu của cọc. Nhưng đối với những địa hình đất yếu, ít nước, tre dễ bị hư hỏng thì loại tre sử dụng được trong địa hình này lại là loại tre già trên 5 năm tuổi và cần được bổ sung thêm nguồn nước.

Sau khi quan sát và nắm được địa hình thi công, nhà thiết kế lên ý tưởng phác họa bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ này dựa trên sự ghi chép quan sát công trình thực tế. Đặc biệt là có sự tính toán sức chịu tải của cọc tre.

Giả sử trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công đóng cọc tre sau khi sau khi hoàn thành đất nền đã đạt được độ chặt nào đó thì ta sẽ tính được sức chịu tải của đất nền. Và lấy đó để làm căn cứ thiết kế móng. Từ đó dự tính sức chịu tải và độ lún của móng bằng cọc tre hay cọc tràm bằng những phương pháp tính toán theo thông lệ.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, để thi công công trình, nhà thiết kế cần có thêm bước thực nghiệm công trình. Bước thực hiện này đóng vai trò cần thiết để xác định tính khả thi của bản vẽ. Thực nghiệm bằng cách sau khi đóng cọc xong và làm thí nghiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu như không có sự thay đổi quá nhiều so với sức chịu tải theo giả thiết đưa ra thì không cần phải sửa thiết kế.

Xem video thi công đóng cọc tre(7:18 thi công ép cọc tre móng nhà):

Như vậy sau khi hoàn thành các bước trên, công trình sẽ được bắt đầu thi công.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể về đóng cọc tre gia cố nền đất và những lưu ý để hoàn thành bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc tre. Chúc các bạn thành công.

>>Bạn nên xem: bản vẽ móng cừ tràm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *