Móng cừ tràm được sử dụng để gia cố đất nền và giảm khả năng sụt lún, vì thế thiết kế bản vẽ móng cừ tràm phải có sự tính toán chi tiết và chính xác.
Nguyên tắc khi tính toán và thiết kế bản vẽ móng cừ tràm
Móng cừ tràm là một biện pháp thường xuyên sử dụng ở những tỉnh miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng sông nước. Để thi công loại móng này, người thiết kế bản vẽ móng cừ tràm phải tiến hành rất kỹ lưỡng và tính toán chính xác vì nhiều lý do. Chúng tôi xin chia sẻ chi tiết hơn về lưu ý khi thiết kế bản vẽ cũng như những nguyên tắc cần thực hiện khi thiết kế trong bài viết dưới đây.
Lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ móng cừ tràm:
Loại móng cừ tràm này là loại cọc móng dùng phổ biến ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, được dùng để gia cố đất nền thêm chắc chắn và giảm khả năng sụt lún của đất. Chính vì thế khi thiết kế bản vẽ móng cọc tràm thì người thực hiện phải có sự tính toán chi tiết và chính xác, nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro do sai lệch.
Hơn nữa khi thiết kế bản vẽ còn phải có sự sắp xếp và cấu tạo đúng cách một cách kỹ lưỡng, như vậy sẽ tránh được sự gian dối khi thi công công trình.
Thường thì cọc cừ tràm sẽ thích hợp dùng cho những công trình dưới 5 tầng, trong các hẻm nhỏ.
Nguyên tắc khi thiết kế bản vẽ móng cừ tràm:
Tính toán độ sâu của đỉnh cọc khi thiết kế luôn phải nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất và nước ngầm không có tính chất xâm thực.
Khi tính toán số lượng cọc cừ tràm, không nên lạm dụng mà chỉ sử dụng với số lượng vừa đủ đã được tính toán theo công thức.
Công thức tính số lượng cọc trên 1m2: n=4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
- n: số lượng cọc
- d: đường kính cọc
- e0: độ rỗng tự nhiên
- eyc: độ rỗng yêu cầu
Như vậy:
- Đối với đất có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 và cường độ chịu tải R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 thì nên đóng 16 cọc trên 1m2.
- Đối với đất có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 và cường độ chịu tải R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 phải đóng 25 cọc cho 1m2.
- Đối với đất có độ sệt IL > 0,80 và cường độ chịu tải R0< 0,5 kG/cm2 phải đóng 36 cọc cho 1m2.
- Theo tiêu chuẩn 22TCN 262-2000 cần đóng 25 cọc tre trên 1m2 và 16 cọc cừ tràm trên 1m2.
- Đối với những loại đất cát pha sét mềm dẻo thì cần đóng từ 16 đến 25 cọc trên 1m2.
- Nếu là đất bùn sét, đất than bùn thì đóng từ 36 cọc đến 49 cọc trên 1m2.
- Tính toán để phân bố hợp lý các cọc tràm. Sử dụng các loại cọc có tuổi đời từ 6 năm trở lên với đường kính ngọn khi khai thác lớn hơn 4cm, chiều dài lớn hơn 4m. Nếu sử dụng cọc tràm nhỏ hơn 4m thì phải có những cọc tràm lớn và có chiều dài lớn hơn 5m.
Xem thêm: Báo giá đóng cọc cừ tràm
Liên hệ thiết kế móng cừ tràm
Tính toán chi tiết và chính xác khi thiết kế bản vẽ móng cừ tràm sẽ giúp quá trình thi công đạt hiệu quả cao và nhanh chóng hoàn thiện. Chúc các bạn thành công. Các bạn cần tư vấn về thi công đóng cọc cừ tràm hoặc mua cừ tràm, cừ bạch đàn cho công trình thì liên hệ ngay với cừ tràm Tiến Thành.
Mr Sơn: 097.267.1879 Miss Huyền: 0902.494.761
cho tôi hỏi móng cừ tràm xây được mấy tầng ? nhà tôi ở Huyện Bình Chánh ?
Chào anh Tài ! Móng cừ tràm có thể xây được nhà từ 2 đến 4 tầng nha anh !
Cho tôi hỏi nhà tôi rộng 75m2 có 12 đế móng đơn 1,3m*1,3m đóng cọc tre dưới mỗi đế móng khoảng 70 chiếc cọc. Móng như vậy có thể lên đuọc 2,5 tầng không