Khái niệm móng cọc là gì ? và điều kiện áp dụng Ưu điểm của móng cọc

Rate this post

Khái niệm móng cọc và điều kiện áp dụng

Trong nhiều trường hợp thực tế xây dựng công trình, một bộ phận phía trên  của nền công trình có thể là lớp đất tương đối yếu, vì thế cần phải truyền áp lực từ  công trình đến các lớp đất chặt hơn nằm ở độ sâu nào đó. Trong những trường hợp này người ta không dùng móng nông mà thường dùng móng cọc và có thể coi đây là biện pháp xử lý nền dưới sâu, móng cọc có hả năng tiếp thu tải trọng lớn và tiết kiệm do giảm hối lượng đào đắp đất. Hiện nay móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, thuỷ lợi, giao thông…

>> Báo giá đóng cừ tràm

Cấu tạo móng cọc gồm ba bộ phận:

Móng cọc gồm có: Cọc, đài cọc và đất bao quanh cọc,trong đó cọc là bộ phận chính có tác dụng truyền tải trọng từ công trình lên đất ở mũi cọc và xung quanh cọc. Ðài cọc có tác dụng liên ết các cọc thành một hối và phân phối tải trọng công trình lên các cọc. Ðất bao quanh cọc được cọc lèn chặt tiếp thu một phần tải trọng và phân bố đều hơn lên đất đầu mũi cọc.

Khái niệm móng cọc là gì ? và điều kiện áp dụng Ưu điểm của móng cọc
Khái niệm móng cọc là gì ? và điều kiện áp dụng Ưu điểm của móng cọc: Móng cọc gồm có: Cọc, đài cọc và đất bao quanh cọc

Móng cọc Tiêu chuẩn thiết kế. Trong tiêu chuẩn này có quy định một số thuật ngữ để có tính thống nhất trong tính toán thiết ế móng:

– Cọc: là một kết cấu có chiều dài so với bề rộng diện ngang được đóng, ấn hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất đá sâu hơn nhằm cho công trình xây dựng đạt yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định.

– Cọc chiếm chỗ: là loại cọc được đưa vào lòng đất bằng cách đẩy đất ở dưới sâu ra xung quanh, bao gồm các loại cọc chế tạo được đưa xuống độ sâu thiết kế bằng phương pháp đóng (được gọi là cọc đóng), ấn (được gọi là cọc ép) và rung, hay loại cọc nhồi đổ tại chỗ mà phương pháp tạo lỗ được thực hiện bằng phương pháp đóng.

– Cọc thay thế: là loại cọc thi công bằng cách hoan lỗ và sau đó lấp đầy bằng vật liệu hác ( ví dụ cọc nhồi đổ tại chỗ ) hoặc đưa các loại cọc chế tạo sẵn vào.

– Cọc thí nghiệm: là cọc được dùng để đánh giá sức chịu tải hoặc iểm tra chất lượng cọc.

– Nhóm cọc: gồm một số cọc được bố trí gần nhau và cùng có chung một đài cọc.

– Băng cọc: gồm những cọc được bố trí theo 1 – 3 hàng dưới các móng băng.

– Bè cọc: gồm nhiều cọc có chung một đài với ích thước lớn hơn 10 x10m

– Ðài cọc: là phần ết cấu để liên ết các cọc trong một nhóm cọc với công trình bên trên.

– Cọc đài cao: là hệ cọc trong đó đài cọc hông tiếp xúc với đất.

– Cọc chống: là cọc có sức chịu tải chủ yếu do lực ma sát của đất tại mũi cọc.

– Cọc ma sát: là cọc có sức chịu tải chủ yếu do ma sát của đất tại mặt bên cọc.

Trong các công trình xây dựng, móng cọc có tác dụng truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất có cường độ lớn ở đầu mũi cọc và đất xung quanh móng.

Trong thực tế xây dựng móng cọc thường được sử dụng khi tải trọng công trình tương đối lớn và lớp đất tốt lại nằm ở sâu, hoặc ở những nơi có mực nước ngầm tương đối cao.

Móng cọc có các ưu điểm nổi bật như sau:

– Giảm hối lượng làm đất, tận dụng được lớp đất nền cũ và tiết kiệm vật liệu làm móng.

– Dễ dàng cơ giới hoá trong việc thi công.

– Trong một số công trình phức tạp, có thể dùng móng cọc ở những bộ phận chịu tải trọng lớn hoặc tại những chỗ đất yếu để giảm chênh lệch về lún.

Có một số trường hợp không nên dùng biện pháp móng cọc, chẳng hạn trường hợp nền đất là cát chặt, khi đóng cọc sẽ làm đất bị tơi ra; nền đất có tác dụng của lực thấm, cọc đóng vào sẽ làm dòng thấm tập trung, tăng thêm hả năng phá hoại của dòng thấm đối với nền.

Trên đây là thông tin Khái niệm móng cọc là gì ? và điều kiện áp dụng Ưu điểm của móng cọc, giúp chúng ta hiểu hơn về loại hình của cọc này để khi nào áp dụng trong xây dựng một cách hiệu quả.

BY: Cừ tràm Tiến Thành

 

One thought on “Khái niệm móng cọc là gì ? và điều kiện áp dụng Ưu điểm của móng cọc

  1. Pingback: móng cọc là gì (nghĩa) - hieuthem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *